Giai đoạn điền đầy trong quá trình đúc tiêm được đặc trưng bởi các tốc độ chảy cao và do đó có tốc độ trượt cao. Trong suốt quá trình bơm tiêm, các vật liệu nóng chảy và đi vào trong khuôn đúc, khi đó sự đối lưu của vật liệu nóng chảy sẽ là cơ chế truyền nhiệt chủ yếu. Do vận tốc bơm nhanh, nhiệt cũng có thể được sinh ra do sự tiêu hao nhớt. Sự tiêu hao này phụ thuộc vào cả độ nhớt và tốc độ biến dạng của vật liệu. Nó có thể rõ ràng nhất trong các hệ thống rãnh và đầu bơm, nơi mà các tốc độ trượt là cao nhất, tuy nhiên nó cũng có thể xuất hiện trong các khoang khuôn khi tốc độ chảy đủ thấp hoặc vật liệu rất nhớt. 

Bên cạnh việc định hình chi tiết, khuôn còn gây ra sự đóng rắn của vật liệu. Nhiệt được loại bỏ ra khỏi khối chất nóng chảy bằng cách truyền qua thành khuôn và ra ngoài hệ thống làm mát. Nếu kết quả dẫn đến một sự mất nhiệt thì một lớp mỏng của vật liệu đóng rắn được tạo thành khi mà khối chất nóng chảy tiếp xúc với thành khuôn. Phụ thuộc vào tốc độ chảy cục bộ mà lớp rắn này có thể nhanh chóng tiến tới chiều dày cân bằng hoặc tiếp tục phát triển, do đó sẽ làm giới hạn tốc độ của khối chất nóng chảy đi vào. Điều này có liên quan đáng kể đến áp suất cần thiết để điền đầy khuôn và có vai trò quan trọng trong việc dự đoán sự cong vênh. Khi khoang khuôn được điền đầy thể tích, giai đoạn điền đầy được hoàn thành nhưng áp suất vẫn được duy trì bởi thiết bị đúc. Điều đó sẽ bắt đầu giai đoạn giữ. 

Khi khoang khuôn đã đầy, tốc độ chảy vào khoang khuôn thấp hơn nhiều so với quá trình bơm và đo đó cả sự đối lưu lẫn sự tiêu hao nhớt đều có tác dụng rất nhỏ- mặc dù nó có thể có tầm quan trọng mang tính cục bộ. Trog suốt quá trình giữ, sự dẫn trở thành cơ chế truyền nhiệt chính và lớp đông đặc sẽ tiếp tục tăng chiều dày. 

Đôi khi, cổng bơm sẽ bị đông đặc do đó cần cách ly khoang khuôn khỏi áp suất đặt vào. Tính dẫn vẫn là cơ chế truyền nhiệt chính để vật liệu đặc lại và co rút khuôn. Có thể vật liệu sẽ kéo ra khỏi thành khuôn trong suốt thời gian này- một điều kiện tạo ra sự phức tạp hơn khi tính toán nhiệt độ của vật liệu ở trong khuôn. Cuối cùng, khi chi tiết được đóng rắn đủ, nó sẽ được chuyển ra khỏi khuôn. 

Tóm lại, có thể thấy quá trình đúc khuôn tiêm có liên quan đến một vài cơ chế truyền nhiệt, về bản chất là nhất thời, và liên quan đến sự thay đổi pha và thời gian thay đổi các điều kiện biên tại lớp đóng rắn trong giai đoạn điền đầy, giữ hoặc làm nguội.
 

Trong khi các xem xét này là thực tế thì quá trình sẽ trở nên phức tạp hơn bởi các tính chất của vật liệu và dạng hình học của chi tiết đúc
. 

Tài liệu tham khảo: Practical and Scientific Aspects of Injection Molding Simulation, Peter Kenneth Kennedy, trang 3.
(tth-vlab-caosuviet)

 Đệm cao su làm kín/ Joint cao su/ Rubber Gaskets Gioăng cao su tổng hợp/ Ron làm kín/ Vietrubber 
Đệm cao su làm kín/ Joint cao su/
Rubber Gaskets
Gioăng cao su tổng hợp/ Ron làm kín/
Vietrubber



Share |





@Copyright

Công ty TNHH Cao Su Việt
giữ bản quyền hình ảnh sản phẩm trong trang web này. Vui lòng không sao chép.