Đây là một yêu cầu cơ bản cho tất cả các hệ thống đo lường, được định nghĩa là hành động so sánh giữa một giá trị thử nghiệm được xác định so với giá trị thực được chấp nhận. Giá trị thực này có thể là một giá trị tham chiếu hoặc giá trị tiêu chuẩn. Mục đích của việc hiệu chuẩn là loại bỏ độ chệch hoặc độ lệch hệ thống của các giá trị đo để chúng tương ứng với giá trị đúng hay giá trị tham chiếu. Khi độ chệch được biết thì sự điều chỉnh thiết bị đo sẽ được tiến hành để tạo ra giá trị thực. Các yêu cầu cho việc hiệu chuẩn bao gồm:
(1) ước tính độ chính xác (độ chụm, độ chệch) cho kết quả đầu ra của phép thử,
(2) sự sẵn có của các tiêu chuẩn hiệu chuẩn,
(3) sự hiện diện của một ban kiểm soát thống kê cho hệ thống thử nghiệm, và
(4) một quy trình tài liệu đầy đủ cùng với các nhân viên có kinh nghiệm.
Quyết định về tần suất việc hiệu chuẩn cần phải cân bằng giữa chi phí hiệu chuẩn so với rủi ro của kết quả đầu ra.
Tài liệu tham khảo: Roger Brown, PHYSICAL TESTING OF RUBBER, Springer Science-i-Business Media, Inc.
(tth-vlab-caosuviet)
 |
 |
Đệm Silicone/ Đệm cao su nhựa / Đệm kín Cao su Việt |
Gioăng cao su/ Ron cao su/ Vietrubber |