
Giá cao su trong nước đang chuyển động lên trong tuần qua kéo theo các thị trường hàng hoá chính như là Sở giao dịch hàng hoá Tokyo và Sở giao dịch hàng hoá Thượng Hải.
Cao su tờ chưa sơ chế đã tăng được 2,71 baht lên 97,80 baht/kg tại chợ Songkhla, so với 89 baht vào đầu năm.
Wit Pratuckchai, Tổng Giám đốc của Cơ quan Quỹ hỗ trợ tái canh cao su (ORRAF: Office of the Rubber Replanting Aid Fund) cho biết sản lượng sẽ xuống trong vài tháng tới.
Là một cây rụng lá theo mùa, cây cao su thường rụng lá vào mùa hè. Công việc cạo mủ giảm bớt trong giai đoạn giữa tháng 3 và tháng 4, kết quả là chỉ có một ít sản lượng sẽ được đưa ra thị trường.
Cơ quan cũng đã phác thảo các biện pháp ngắn và dài hạn để đẩy giá lên sau khi các nhà trồng trọt đã biểu tình trong tuần qua phản đối việc giá yếu so với mức năm trước, bình quân đã đạt 136 baht/kg.
Dự án trị giá 17 tỷ baht sẽ được thực hiện để can thiệp vào thị trường cao su thông qua việc mua cao su và tháo kho vào đúng thời điểm. Kế hoạch này sẽ kéo dài từ nay cho đến tháng 03/2013. Đợt mua đầu tiên sẽ là 200.000 tấn cao su chưa sơ chế với mức giá tối thiểu 120 baht/kg.
Ông Wit cho biết cơ quan có thể sử dụng 20 tỷ baht từ thu thuế xuất khẩu cao su được biết dưới tên gọi phí, để hỗ trợ chương trình.
"Chúng ta có thể gửi tiền vào Ngân hàng Nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp và sử dụng tiền để tài trợ lại cho chương trình."
Thêm vào đó, ORRAF sẽ xin phê duyệt của chính phủ để tăng tài trợ cho các nhà trồng trọt chặt bỏ vườn cây cao su già. Số tiền được đề nghị là 16.000 baht cho một rai tương đương 100.000 baht/hecta từ mức 11.000 baht cho một rai tương đương 68.750 baht như hiện nay.
Nếu chính sách hỗ trợ hoạt động tốt, số lượng vườn cây cao su già cần được tái canh sẽ tăng lên 64.000 hecta từ mức 40.000 hecta theo kế hoạch thông thường. Điều chỉnh này sẽ tiêu tốn khoảng 6,4 tỷ baht, so với 2,75 tỷ baht trong chương trình hỗ trợ ban đầu.
Trong dài hạn, chính phủ khuyến khích sử dụng cao su trong nước nhiều hơn nữa.
Hiện nay, Thái Lan mỗi năm sản xuất khoảng 3,2 triệu tấn cao su thiên nhiên, trong đó 2,8 đến 2,9 triệu tấn đã được xuất khẩu. Chỉ khoảng 450.000 tấn được sử dụng trong nước mỗi năm.
Montri Congtrakultien, chủ tịch của Tập đoàn Kinh doanh cây trồng toàn diện Charoen Pokphand's Crop Integration Business Group (CPS), cho biết động thái chính phủ mua 200.000 tấn mủ tờ cao su đã nâng giá cao su.
Các dấu hiệu thuận lợi bao gồm nền kinh tế Hoa Kỳ được cải thiện và tồn kho cao su đã giảm tại Trung Quốc. Bắc Kinh, khách hàng mua cao su chủ lực của Thái Lan dự kiến nhập 1,2 triệu tấn cao su từ Thái Lan trong năm nay, cùng mức đã mua trong năm 2011.
Ông Montri cho biết CPS sẽ hợp tác với các thể chế giáo dục để có thể phát triển nhiều sản phẩm cao su hơn phục vụ cho ngành công nghiệp nặng.
Trong khi đó, theo ông Wit mặc dù giá bấp bênh nhưng cao su vẫn là cây hàng hoá hấp dẫn nhất, đặc biệt cho các vùng phía Bắc và Đông Bắc.
"Do đó, chúng tôi sẽ yêu cầu chính phủ đẩy nhanh kế hoạch trồng mới thêm 128.000 hecta trên toàn quốc."
Khunsri Thongyoi, phó chủ tịch phụ tá CPS, ước tính nhu cầu cây con sẽ ở mức cao khoảng 25 triệu cây trong năm nay, sau khi đã sụt giảm do lũ lụt.
Ông cho biết CPS sẽ bán khoảng 1,35 triệu cây con JVP80, và 500.000 cây con RRIM cho thị trường năm nay.
(Bangkok Post, Thái Lan, 18 tháng 01, 2012)
(Hiệp hội Cao su VN biên dịch, nguồn: www.rubbernews.com)