Các lớp cao su bọc trục thường được lưu hóa với hệ hở trong các nồi hấp nằm ngang với môi trường lưu hóa là hơi nước, không khí nóng, sự kết hợp hơi nước và không khí nóng hoặc môi trường nước. Trừ các trục nhỏ có thể được làm với số lượng lớn, việc lưu hóa trong khuôn thường không thực tế bởi ba lý do: 

(1) Tính không kinh tế khi chuẩn bị khuôn để sản xuất với số lượng nhỏ.(2) Lõi kim loại đòi hỏi lượng nhiệt lớn, dẫn đến rất khó để lưu hóa trục trong thời gian ngắn.
(3) Khi lớp cao su dày, cần phải lưu hóa chậm.

Đối với hầu hết trường hợp, hơi nước bão hòa được sử dụng trực tiếp cho các lò hấp do quy trình đơn giản. Sự truyền nhiệt của hơi nước bão hòa so với các môi trường chất khí là tốt nhất đối với quy trình lưu hóa. Lưu hóa bằng hơi nước tạo nên sự đồng đều nhiệt với thời gian lưu hóa ngắn hơn. Tuy nhiên, sự phụ thuộc của áp suất hơi vào nhiệt độ và ngược lại thường được xem là một bất lợi của việc lưu hóa bằng hơi nước, đặc biệt là đối với các trục lớn, cần phải lưu hóa ở nhiệt độ thấp nhất có thể để ngăn chặn sự tái lưu, áp suất tương ứng với nhiệt độ có thể không đủ để ngăn chặn bọt khí. Lưu hóa bằng hơi nước kết hợp với không khí là thực dụng nhất đối với các trục lớn. Kết hợp với khả năng truyền nhiệt của hơi nước, việc thêm không khí có thể giúp tăng áp suất như khi lưu hóa trong không khí nóng. 

Tuy nhiên, lưu hóa bằng không khí nóng có bất lợi về sự tuyền nhiệt cùng với sự oxy hóa lớp trên cùng của vỏ cao su bọc. Tỷ lệ oxy trong lò hấp nếu sử dụng không khí sẽ gây ra sự oxy hóa, đăc biệt là khi lớp cao su bọc dựa trên cao su thiên nhiên và được lưu hóa trong thời gian dài (ví dụ như khi tốc độ oxy hóa vượt qua tốc độ lưu hóa). Thông thường, một áp suất bên trong 8-10atm là đủ để lưu hóa mà không gây ra bọng khí. Trong lưu hóa bằng hơi nước-không khí, sự oxy hóa được xem là thấp hơn do lượng oxy trong nồi hấp thấp hơn so với lượng hiện diện khi chỉ lưu hóa với không khí nóng. Nhược điểm của hệ lưu hóa hơi nước-không khí là thiết bị lưu hóa phải chịu tác động của sự ăn mòn.

Việc lưu hóa bằng nước có các ứng dụng hạn chế khi có sự kết hợp nhiệt độ thấp và áp suất cao, trong quá trình sản xuất có các lớp lót ebonite dày. Khi lưu hóa bằng nước, khâu bao bọc có thể được loại bỏ và ít khi có sự lão hóa sớm do oxy. Nhược điểm chính của phương pháp này là nó đòi hỏi lớn về không gian và thời gian do nhiệt độ lưu hóa thấp nên thời gian lưu hóa phải kéo dài.Các lớp cao su bọc trục thường được lưu hóa với hệ hở trong các nồi hấp nằm ngang với môi trường lưu hóa là hơi nước, không khí nóng, sự kết hợp hơi nước và không khí nóng hoặc môi trường nước. Trừ các trục nhỏ có thể được làm với số lượng lớn, việc lưu hóa trong khuôn thường không thực tế bởi ba lý do: 

(1) Tính không kinh tế khi chuẩn bị khuôn để sản xuất với số lượng nhỏ.
(2) Lõi kim loại đòi hỏi lượng nhiệt lớn, dẫn đến rất khó để lưu hóa trục trong thời gian ngắn.
(3) Khi lớp cao su dày, cần phải lưu hóa chậm. 

Đối với hầu hết trường hợp, hơi nước bão hòa được sử dụng trực tiếp cho các lò hấp do quy trình đơn giản. Sự truyền nhiệt của hơi nước bão hòa so với các môi trường chất khí là tốt nhất đối với quy trình lưu hóa. Lưu hóa bằng hơi nước tạo nên sự đồng đều nhiệt với thời gian lưu hóa ngắn hơn. Tuy nhiên, sự phụ thuộc của áp suất hơi vào nhiệt độ và ngược lại thường được xem là một bất lợi của việc lưu hóa bằng hơi nước, đặc biệt là đối với các trục lớn, cần phải lưu hóa ở nhiệt độ thấp nhất có thể để ngăn chặn sự tái lưu, áp suất tương ứng với nhiệt độ có thể không đủ để ngăn chặn bọt khí. Lưu hóa bằng hơi nước kết hợp với không khí là thực dụng nhất đối với các trục lớn. Kết hợp với khả năng truyền nhiệt của hơi nước, việc thêm không khí có thể giúp tăng áp suất như khi lưu hóa trong không khí nóng. 

Tuy nhiên, lưu hóa bằng không khí nóng có bất lợi về sự tuyền nhiệt cùng với sự oxy hóa lớp trên cùng của vỏ cao su bọc. Tỷ lệ oxy trong lò hấp nếu sử dụng không khí sẽ gây ra sự oxy hóa, đăc biệt là khi lớp cao su bọc dựa trên cao su thiên nhiên và được lưu hóa trong thời gian dài (ví dụ như khi tốc độ oxy hóa vượt qua tốc độ lưu hóa). Thông thường, một áp suất bên trong 8-10atm là đủ để lưu hóa mà không gây ra bọng khí. Trong lưu hóa bằng hơi nước-không khí, sự oxy hóa được xem là thấp hơn do lượng oxy trong nồi hấp thấp hơn so với lượng hiện diện khi chỉ lưu hóa với không khí nóng. Nhược điểm của hệ lưu hóa hơi nước-không khí là thiết bị lưu hóa phải chịu tác động của sự ăn mòn. 

Việc lưu hóa bằng nước có các ứng dụng hạn chế khi có sự kết hợp nhiệt độ thấp và áp suất cao, trong quá trình sản xuất có các lớp lót ebonite dày. Khi lưu hóa bằng nước, khâu bao bọc có thể được loại bỏ và ít khi có sự lão hóa sớm do oxy. Nhược điểm chính của phương pháp này là nó đòi hỏi lớn về không gian và thời gian do nhiệt độ lưu hóa thấp nên thời gian lưu hóa phải kéo dài.

Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo: Anil K. Bhowmink, Malclm M. Hall, Henry A. Benarey, Rubber Products Manufacturing Technology, Marcel Dekker, Inc. Trang 740-741.
(tth-vlab-caosuviet)
 Truc bọc cao su  Trục cao su được làm mới lớp bọc
 Truc bọc cao su Trục cao su được làm mới lớp bọc



Share |





@Copyright

Công ty TNHH Cao Su Việt
giữ bản quyền hình ảnh sản phẩm trong trang web này. Vui lòng không sao chép.